Sự nghiệp John_Duns_Scotus

Tóm tắt chung

Nói chung Duns Scotus là một nhà triết họcthần học xuất sắc. Ông được coi là một trong những nhà thần học quan trọng nhất của dòng Phanxicô. Ông cũng nhận được nhiều lời khen cũng như những lời chê bai. Blaise Pascal đã ca ngợi ông một trí óc tế nhị vì khả năng hòa hợp hòa hợp những cái khác biệt một cách tinh tế. Qua lời khen tặng đó của Pascal, ta không ngạc nhiên khi ông được gọi là "tiến sĩ sâu sắc, tế nhị". Tuy nhiên, những người sau Pascal lại đánh giá ông hoàn toàn khác. Họ có phần khắt khe đối với nhà triết học Scotland. Và có không ít người đã dùng tên ông để tạo ra từ dunce. Từ này có nghĩa trong tiếng Anh là người ngu đần.[2] Nó được tạo ra để chế giễu những học trò của ông.

Những nét chính

Triết học

Tri thức luận

Duns Scotus đã thừa nhận một vài điều có trong triết học của Aristotle, đồng thời chấp nhận việc phải có những nguyên lý tiên thiên cho khái niệm, những nguyên lý mà ông gắn cho đó là của Augustine xứ Hippo. Tuy nhiên, không ai trong số hai nhà triết học này có thể làm vừa lòng Scotus, bởi vì một lẽ: Scotus cho rằng họ đã không đem đến một sự chắc chắn về tri thức của con người. Để giải quyết điều đó, ông đã chia sự chắc chắn thành 4 cấp độ khác nhau:

  • Thứ nhất là những sự vật khả tri và những mệnh đề tiên thiên. Ông cho rằng, những chân lý này phải đúng khi trùng hợp với cái làm cho chúng đúng. Nếu theo ý đó thì chân lý và phủ định chân lý là không đồng nhất ngay, kể cả khi ta nhìn vào chân lý mà không nhìn thấy một mâu thuẫn.
  • Thứ hai là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri thông qua kinh nghiệm. Kinh nghiệm nên hiểu theo nghĩa của Aristotle, tức là cái gì đó bắt gặp nhiều lần. Tri thức được cung cấp bởi kinh nghiệm dựa trên nguyên lý tiên thiên có nội dung là "bất kỳ cái gì xảy ra nhiều lần bởi một nguyên nhân không khác thì nó là kết quả tự nhiên của nguyên nhân đó".
  • Thứ ba là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri liên quan đến hành động. Theo lý luận của Scotus, con người biết khi nào họ thớc ngay lập tức mà không phải suy luận. Ngay cả một kinh nghiệm cảm giác được tạo nên bởi cơ quan cảm giác có khiếm khuyết, con người vẫn biết được nội dung ở trong kinh nghiệm đó thế nên kinh nghiệm đó là đúng.
  • Thứ tư là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri thông qua giác quan. Scotus cho rằng, con người biết nhiều điều. Những mệnh đề rời vào cấp độ này sẽ được thừa nhận nhanh chóng mà không phải qua sự nhòm ngó của chủ nghĩa hoài nghi.

Nhìn vào sự diễn giải này, ta có thể thấy Scotus đang cố gắng làm điều gì đó để không cho chủ nghĩa hoài nghi làm xa rời niềm tin và chủ thể của nó. Tri thức trực giác là tri thức bất khả nghi vì nó là một cái gì đó hiện hữu, cụ thể hơn là "chính xác về một đối tượng đang hiện diện (được nhận biết) như đang hiện diện và về một đối tượng hiện hữu (được nhận biết) như hiện hữu". Hơn nữa, đối tượng của tri thức là nguyên nhân của tri thức. Giả sử nếu bạn nhìn thấy Sokrates là người đàn ông da trắng thì, theo Scotus, tri thức trực giác của bạn gồm Sokrates và nước da trắng của ông.

Duns Scotus cũng nói về một đặc điểm nữa của một số tri thức trực giác. Đó là bất toàn về quá khứ , có thể hơn tri thức trừu tượng nhưng lại không bằng tri thức trực giác hiện tại. Vấn đề này có vẻ không đáng tin.

Scotus còn nêu lên quan điểm phản đối các nhà triết học thuộc chủ nghĩa duy lý. Những người này cho rằng, bản thân triết học là đầy đủ, thỏa mãn khao khát hiểu biết của con người. Scotus đã lập luận rằng thứ triết học kiểu Aristotle không thể nào hiểu hoàn toàn thân phận của con người vì nó đã không đề cập đến sự sa ngã và ân sủng. Theo ông, sự hạn chế lớn của triết học Aristotle đó là không thể chối cãi được việc Thượng đế xuất hiện như nguyên nhân số một của việc hình thành vũ trụ. Và để giải quyết điều này, Scotus đã đưa ra cách chứng minh mang tính chất siêu hình, ông có thêm lập luận của Anselm xứ Canterbury để nó thêm phần xác đáng. Scotus suy nghĩ rằng ý niệm hoàn hảo nhất về Thương đế không phải là nguyên nhân đệ nhất hay hữu thể tự thân mà là hữu thể vô cùng.

Scotus đã đi ngược lại những người Hy Lạp thời cổ đại và những người Ả Rập trước và cùng thời ông khi cho rằng vũ trụ là bất tất, phải phụ thuộc vào ý chí của Thượng đế, chứ không phải những nguyên nhân tất yếu mới làm nên vấn đề.

Các phổ biến niệm theo suy nghĩ của ông là những thứ trừu tượng, nhưng có những bản tính chung. Những bản tính chung là có thực và có quy luật riêng. Cá thể tính được sinh ra do thực tại tích cực gia tăng, khiến bản tính chung thuộc quyền sở hữu của một cá thể. Đó là cái mà Scotus gọi là "sự khác biệt cá thể" hay "cái này".

Ưu thế của ý chí

Đây là tư tưởng nổi bật nhất trong triết học của Scotus. Ông tỏ ra không hài lòng với triết học của Thomas Aquinas. Scotus cho rằng thuyết duy trí của Thomas là một thuyết tất định, tức là nếu lý trí là quan năng cao siêu nhất thì duy trí đã hạn chế tính cá nhân của con người. Nó chỉ có vẻ ngoài, chứ không có nội dung, của một triết lý công giáo đích thực. Tiếp theo, ông lại lập luận rằng tự do ý chí không chỉ là hệ quả của lý trí, mà là tác động duy nhất thuộc bản tính con người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: John_Duns_Scotus http://www.ontology.co/duns-scotus.htm http://www.dunsscotus.com http://books.google.com/books?id=G_oEAQAAIAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=VRV9Tr_A-98C&prin... http://books.google.com/books?id=VjHTcrWmguQC&prin... http://books.google.com/books?id=YEXG95pvCssC&prin... http://books.google.com/books?id=l821N_9GSusC&prin... http://www.imdb.com/title/tt1872050/ http://vdict.com/word?word=dunce&lookupbutton=Look... http://www.youtube.com/watch?v=oKD_FdXLhyQ